Chúng ta đang trải qua những đợt nắng nóng kỉ lục nhất từ trước đến nay. Việc nắng nóng không chỉ làm nhiều hoạt động bì trì trệ, con người trở nen uể oải mà còn mang đến nhiều hậu quả khác. Nhu cầu điện tăng cao, vật dụng dễ hư hỏng. Một trong những nguyên nhân của đợt nắng nóng này đó chính là tình trạng biến đổi khí hậu diễn ra. Không chỉ nắng nóng, biến đổi khí hậu cũng gây thêm rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Hôm nay, các bạn hãy cùng nuocsachhanoi.com tìm hiểu về những tác hại của biến đổi khí hậu đến trái đất nhé
1, Biến đổi khí hậu là gì?
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu bao gồm khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển, băng quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo trong một giai đoạn nhất định tính bằng thập kỉ hay hàng triệu năm. Sự biến đổi này có thể là thay đổi thời tiết bình quân hay thay đổi sự phân bố các sự kiện thời tiết quanh một mức trung bình. Sự biến đổi khí hậu có thể giới hạn trong một vùng nhất định hoặc xuất hiện trên toàn địa cầu. Trong những năm gần đây, đặc biệt trong ngữ cảnh chính sách môi trường, biến đổi khí hậu thường đề cập tới sự thay đổi khí hậu hiện nay, được gọi chung bằng hiện tượng Nóng lên toàn cầu, hay hiệu ứng nhà kính.
2, Nguyên nhân của biến đổi khí hậu
Có 2 nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu đó là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan
+ Nguyên nhân khách quan: Do sự biến đổi của tự nhiên bao gồm, sự biến đổi các hoạt động của mặt trời ( tai lửa, bão mặt trời), sự thay đổi quy mô trái đất, sự thay đổi vị trí và quy mô châu lục, sự biến đổi của các dòng hải lưu, sự lưu chuyển trong nội bộ hệ thống khí quyển, núi lửa phun. Hầu như những biến đổi này xảy ra với thời gian dài nên sinh vật có thể thích nghi và tiến hoá.
+ Nguyên nhân chủ quan: Những hoạt động của con người đã làm thay đổi cấu trúc của tầng khí quyển, gia tăng nồng độ C02 trong không khí từ khí thải của các khu công nghiệp hay việc sử dụng các chất có gốc CF đã làm tầng ozon bị tổn hại nghiêm trọng. Chặt phá rừng quá mức làm giảm mức độ oxi trong không khí. Các hoạt động làm thay đổi địa chất, khoan dầu v.v.v. Ngành chăn nuôi cũng thải ra một lượng lớn khí metan là khí làm trái đất nóng lên mạnh hơn C02 nhiều lần.
3, Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến trái đất
3.1 Băng tan dấn đến mực nước biển dâng
Trái đất nóng lên làm lương băng giá vĩnh cửu ở hai đầu cực bị tan chảy. Một lượng nước lớn đổ vào đại dương dẫn đến mực nước biển dâng cao từ 1 đến vài mét. Rất nhiều nước có đường biển dài đang phải đau đầu đối phó với vấn đề này vì lượng nước dâng cao sẽ nhấn chìm rất nhiều diện tích đất trong đó co hẳn một số thành phố kinh thế lớn của thế giới như New York, London, Venice.
3.2 Nắng nóng
Nhiệt độ biến đổi khó lường đã khiến nhiều nơi đối mặt với những đợt nắng nóng thảm hoạ. Nắng nóng gây rất nhiều tiêu cực đến hoạt động sản xuất, gây cháy rừng, thậm chí những đợt nắng nóng này đã khiến nhiều người phải bỏ mạng. Theo các chuyên gia nhiệt độ có thể vẫn tiếp tục tăng từ 2 đến 4 độ trong những năm tiếp theo.
3.3 Bão + Lũ nghiêm trọng
Nhiệt độ gia tăng cũng khiến những dòng hải lưu mang theo hơi nóng xuất hiện ở vùng biển. Điều này làm gia tăng khả năng xuất hiện những cơn bão. Trong vòng 10 năm qua thế giới đã phải đối mặt với những cơn bão kỉ lục với mức độ cảnh báo thiên tai cấp cao nhất làm nhiều người chết và bị thương như cơn bão haiyan đã khiến hơn 6000 người Philipine thiệt mạng.
Biến đổi khí hậu cũng khiến thời tiết trở nên thất thường và dễ dàng tạo nên những đợt mưa lớn, đây chính là tiền đề dẫn đến việc hình thành những đợt lũ kỉ lục vô cùng nguy hiểm. Lũ lớn có sức huỷ diệt đáng sợ về tính mạng con người hơn các thiên tai khác rất nhiều. Ít nhất hàng trăm triệu người đã chết trong các đợt lũ từ 100 trước trở lại đây.
3.4 Giảm đang dạng sinh thái
Nhiệt độ gia tăng đã đẩy nhiều loài sinh vật tới bờ vực suy giảm số lượng hoặc tuyệt chủng. Nếu mức nhiệt độ trung bình tăng từ 1,1ºC – 6,4ºC, 30% loài động thực vật hiện nay sẽ có nguy cơ tuyệt chủng vào năm 2050.
Nguyên nhân dẫn tới sự tuyệt chủng là do môi trường sống của các loài động thực vật ngày càng bị thu hẹp, hiện tượng sa mạc hóa, phá rừng và nước trên các đại dương ngày càng ấm hơn, trong khi đó, nhiều loài không thể thích ứng kịp thời với những biến đổi trên.
Gấu Bắc Cực, một trong những loài vật có nguy cơ rất cao bị tuyệt chủng do sự biến đổi khí hậu toàn cầu.
Con người cũng không thể thoát khỏi những tác động của biến đổi khí hậu. Sa mạc hóa và mực nước biển tăng đe dọa trực tiếp môi trường sống của con người. Khi thực vật và động vật giảm dần số lượng, nguồn cung cấp thực phẩm, nhiên liệu và cả thu nhập của con người cũng sẽ giảm theo.
3.5 Hạn hán
Khi một số nơi trên thế giới đang phải hứng chịu cảnh ngập lụt do mực nước biển dâng và bão lũ, thì ở nhiều nơi khác, hạn hán lại đang hoành hành.
Các chuyên gia ước tính tình trạng hạn hán sẽ tăng ít nhất 66% do khí hậu ngày càng ấm hơn.
Hạn hán xảy ra thường xuyên sẽ thu hẹp nguồn cung cấp nước, làm giảm chất lượng các sản phẩm nông nghiệp, khiến nguồn cung ứng lương thực toàn cầu trở nên bấp bênh.
Hiện nay Ấn Độ, Pakistan và vùng cận Sahara thuộc châu Phi đang phải hứng chịu các đợt hạn hán nghiêm trọng. Giới khoa học dự báo lượng mưa tại các khu vực trên sẽ tiếp tục giảm trong những thập kỷ tới. Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu tại châu Phi cho rằng, tới năm 2020, sẽ có 75 – 250 triệu dân châu Phi không có nước sử dụng, và sản lượng nông nghiệp của châu lục này cũng sẽ giảm 50%.
>> Xem thêm: Tìm hiểu về nguồn nước giếng khoan